Phân loại ống kính DSLR

Bài viết tổng hợp của tác giả HungLekiam, chuyên gia nhiếp ảnh hàng đầu Việt Nam.

Có thể phân loại ống kính dựa vào 5 tiêu chí: Tiêu cự, theo đặc tính zoom của ống kính, căn cứ vào khẩu độ, theo cách lấy nét, chưa kể loại đặc biệt.

Ống kính được coi như "con mắt" của máy ảnh DSLR, là yếu tố quyết định cho bức ảnh đẹp về mặt vật lý... Với người dùng DSLR nói chung, ống kính thường được quan tâm nhiều hơn là thân máy, đồng thời, việc chi tiêu cho nó chiếm tỷ lệ lớn khi đầu tư thiết bị chụp ảnh.

1. Ống kính thường được phân biệt bằng tiêu cự

Tiêu cự ống kính (Focal legth) là khoảng cách từ tâm của ống kín đến mặt phẳng chứa cảm khi canh nét tại vô cực và được tính bằng mm (Máy DSLR thường đánh dầu bằng dấu hình tròn bị đường thẳng cắt ngang phía trên thân máy chính là nơi đánh dấu mặt phẳng chứa cảm biến đó).

1.1 Ống kính góc độ rộng

Còn gọi là ống kính ngắn có thể gọi các ống kính có tiêu cự bé hơn 50mm. Và thường gồm các ống kính có tiêu cự thông dụng như 35mm (góc độ rộng 63 độ) và ngắn hơn như 28mm(góc độ rộng 75 độ), 24mm(góc độ rộng 84 độ), 14mm(góc độ rộng 135 độ). Hay các ống zoom như Canon 16-35mm, Tokina 12-24mm, Nikon 14-24mm v.v...Ống kính càng ngắn thì góc độ thu hình càng rộng . Dùng ống kính góc rộng khi muốn chụp cảnh rộng hoặc đông người , cũng như chụp trong nhà khi phạm vi di chuyển bị hạn chế . Thích hợp chụp phong cảnh trải dài, hội nghị, các lễ hội. Ống góc rộng thường cho vùng ảnh rõ sâu, tuy nhiên hình ảnh thường bị biến dạng và có chất lượng kém hơn ở rìa ảnh...

Tiêu cự càng bé thì góc nhìn của ống kính càng rộng, ngước lại tiêu cự càng lớn thì góc nhìn của ống kính càng hẹp và có tác dụng "kéo" các đối tượng ở xa lại gần hơn.

1.2 Ống kính tiêu chuẩn


Để chỉ các ống kính có tiêu cự 50mm (góc độ rộng 46 độ) tương đương với góc nhìn của mắt con người. Ống kính này để chụp tổng quát cho các đề tài nó không quá rộng mà cũng không quá xa. Chủ đề thường được giữ đúng tỷ lệ và không bị biến dạng. Thường các ống 50mm f1.8 của các hạng khá rẻ (hơn 100USD) và chụp chân dung cho ảnh chất lượng.

1.3 Ống kính tiêu cự dài hay ống kính tele

Là những ống kính có tiêu cự từ 50mm trở lên. Có thể tạm phân biệt các loại Tele ngắn thường từ 50mm tới 105mm, tele tầm trung có tiêu cự tới khoảng 250mm, Còn trên 300mm có thể gọi là dài.

Các ống kính tele có đặc điểm là vùng ảnh rõ cạn nên thường thích hợp chụp chân dung, với khả năng “kéo” các vật ở xa trở thành gần nên thíc hợp chụp lén, chụp các cảnh sinh hoạt mà không ảnh hưởng đến các chủ thể khi không đứng gần. Cũng như chụp phong cảnh ở những địa hình khó khăn hiểm trở không dễ lại gần….

Những ống kính từ 300 trở lên thường thích hợp chụp động vật, thể thao… cho những tay săn ảnh để các đối tượng chụp không hề biết mình đang bị chụp. Và thường giá các ống kính này cũng rất đắt tiền.


2. Phân loại theo đặc tính zoom của ống kính:

2.1 Ống kính có tiêu cự cố định (Fix)

Là loại ống kính chỉ có duy nhất một tiêu cự ví dụ như Nikon AF 20mm f/2.8D, EF 85mm f/1.8 USM, Nikon AF 105mm f/2D DC…

Nhờ cấu tạo của ống kính mà chúng thường có chất lượng cao hơn ống kính zoom có chung tiêu cự. Và thường mở được những khẩu lớn như f1.8, f1.4 thậm chí f1.2… TRong khi độ mở tối đã của ống zoom thường khoảng f2.8. Điều này không chỉ lợi chụp trong những hoàn cảnh thiếu sáng mà còn có những hiệu ứng đẹp do vùng ảnh rõ thường cạn khi chụp ở độ mở lớn. Nhưng cũng hạn chế hơn zoom khi chúng ta thường phải zoom bằng… chân. có nghĩa là thường xuyên phải tiến lại gần hoặc di chuyển xa đối tượng chụp để có khuân hình ưng ý.

2.2 Ống kính đa tiêu cự (Zoom)

Là ống kính thay đổi được tiêu cự nên 1 zoom có thể thay thế cho nhiều ống kính tiêu cự cố định...

Thí dụ ống zoom 28-70 có thể dùng với các tiêu cự 28,35,50,70mm. Trên thị trường có nhiều loại zoom như: 12-24; 17-35, 24-85mm,70-300,v.v... Ống Zoom tiện dụng để chụp trong nhà, phóng sự , biểu diễn, du lịch, phong cảnh … rất tiện lợi. Tuy nhiên cũng có một số yếu điểm so với ống kính tiêu cự cố định như bị tối khi lấy nét vì không mở được khẩu độ tối đa như ống Fix, khó chụp hơn trong hoàn cảnh thiếu sáng và thường là nặng...




3. Ngoài ra căn cứ vào khẩu độ (Khẩu độ được diễn tả bằng chữ f.)

Trên ống kíng thường ghi các trị số khẩu độ như sau: 1.4 - 2 2.8 - 4 - 5.6 - 8 - 11 - 16 - 22 v.v...
- Trị số khẩu độ càng nhỏ , ống kính mở càng lớn nên cho ánh sáng vào càng nhiều .
- Hai trị số khẩu độ kế nhau thí dụ f8 and f11 : khẩu độ f8 cho ánh sáng vào nhiều gấp đôi f11...)

3.1 Ống kính một khẩu độ

Là ống kính khi chụp ở mọi tiêu cự đều có thể sử dụng ở độ mở lớn nhất.

Ví dụ: Ống kính là loại chụp ở 70mm hay 200mm đều có thể mở được khẩu f2.8. Chính vì vậy mà nó thường đắt tiền hơn, chuyên nghiệp hơn ống 2 khẩu.

3.2 Ống kính hai khẩu độ

Khi chụp ở tiêu cự nhỏ thì có thể chụp ở khẩu độ lớn nhất nhưng khi chụp ở tiêu cự dài thì không thể chụp ở tiêu cự lớn nhất đó mà chỉ chụp được ở khẩu độ nhỏ hơn

4. Ống kính đặc biệt

4.1 Ống mắt cá

Fisheye (Ống kính Mắt cá) là ống mà đúng như tên gọi mắt con cá "nhìn đời" với góc rộng thường là 180 độ, mắt chúng ta nhìn xung quanh với góc khoảng 45 độ.Nên khi lắp ống kính mắt cá vào máy ảnh, chúng ta có thể chụp được những bức ảnh toàn cảnh với góc bằng 180 độ hoặc rộng hơn, ít hơn một chút (tuỳ loại máy). Dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau... dù có thể rất ít sử dụng nhưng trong những trường hợp cần sử dụng thì mang lại hiệu quả rất rõ ràng.

4.2 Ống kính Macro

Là những ống kính mà tỷ lệ phóng đại thường là 1:1 với vùng ảnh rõ rất cạn, thường cho nhưng người yêu thích thế giới vi mô chụp các vật thể nhỏ, côn trùng, hoa lá, chụp sản phẩm… hay kể cả trong chụp chân dung. Tuy nhiên chụp chân dung cũng cần lưu ý kiểm soát vùng ảnh rõ vì nhiều khi chỉ cần chụp mắt rõ nét nhưng mũi đã mờ nhòe do đặc tính của ống kính.

4.3 Ống kính thay đổi phối cảnh

Hãng Nikon thì gọi là PC (Perspective Control ) còn Canon thì đặt tên là TS (Tilt-Shift) tuy nhiên chúng đều có tác dụng giống nhau khi đều có tác dụng điều chỉnh các đường thẳng trong ảnh không theo quy luật xa gần, do cấu trúc dịch chuyển thấu kính một cách đặc biệt.

Ngoài ra còn có một số các ống kính đặc biệt khác như DC hay ống trong y học của Nikon hoặc ống với thấu kính DO của Canon… Tuy nhiên chủ yếu là những “trường hợp riêng” hoặc không còn phát triển nên tác giả không đề cập tại bài viết này.
Bạn có thể chọn mua cho mình một chiếc máy chụp hình tại đây nhé:


Cách định giá cho ô tô cũ


Giá xe ô tô cũ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năm sử dụng, số km đi được, lịch sử sử dụng vận hành bảo dưỡng, tình trang xe lúc bán... Để mua được một mẫu xe tốt cần phải có thời gian tìm hiểu và nhờ thợ có kinh nghiệm kiểm tra xe kỹ càng. Nếu biết cách xem xét và nắm kiến thức về mua xe cũ thì người mua dễ dàng "ép giá" và tậu về một mẫu xe tốt với giá tiền trong tầm tay. Thêm vào đó với việc tính toán các loại phí phải nộp khi mua ô tô cũ sẽ giúp người mua xác định được số tiền cần có để tậu một chiếc xe cũ về
Dưới đây là cách định giá xe ô tô cũ theo năm sử dụng.
Công thức tính đề nghị


Năm thứ N: P(N) = P(N-1) * (1-k) 
P(N-1) là giá xe năm trước. 
P(N) là giá xe năm nay. 
Nếu N = 1 thì k = 15% với Toyota, 20 - 25% với các hãng khác. 
Nếu N>1 thì k = 10% 
P(N) có thể tăng giảm 5-10% tuỳ vào số km đã chạy. 
Ví dụ để tính thử: Mercedes C300 AMG 2012 tại Tp. HCM Ngày đăng ký đầu tiên 05/2012 bán tháng 08/2013 số Km đi được khoảng 20.000 Km giá xe mới hiện nay là 1.623 tỷ đồng sau khi hoàn tất các thủ tục thì giá xe có thể lên đến 1,890 tỷ đồng 
Giá trị bán lại sau 1 năm sử dụng
P(2013) = 1,890 * (1 - 20%) = 1,512 tỷ đồng
P(2014) = 1,512* (1 - 10%) = 1,360 tỷ đồng
Giá trị xe khi bán lại nên tính theo giá trị của xe sau khi hoàn tất các thủ tục sẽ sát với thực tế hơn. Con số K dựa theo công thức tính này phụ thuộc vào nhiều yếu tố (từ 10% - 30% khấu hao sau 1 năm sử dụng) nên giá tính toán ở công thức này thường thấp hơn giá bán xe cũ ở Việt Nam. Tùy tình hình cụ thể người mua có thể tính toán giá phù hợp.

Bạn có thể tìm mua ô tô cũ tại đây: www.chotot.vn/toàn_quốc/ô_tô--cần_bán

Cách chọn mua iPhone 4 và 4s cũ


Liệu bạn có tự tin rằng mình có thể chọn được 1 chiếc iPhone 4/4s cũ hợp túi tiền. Hãy tham khảo cách phân biệt dưới đây nhé:
Điểm chết: Thử nghiệm bằng cách tắt máy sau đó mở máy lại, trên màn hình khởi động của iPhone chỉ có logo quả táo còn xung quanh là màn hình tối. Nếu máy có điểm chết, bạn có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy những điểm xanh lá cây, điểm đỏ, điểm tím...
Hoặc bạn cũng có thể mở chức năng camera, sau đó lấy tay gí sát vào camera, màn hình sẽ chỉ có một màu tối duy nhất và bạn có thể phát hiện điểm chết.
Cảm ứng: Mở menu chính và chọn, giữ nguyên biểu tượng (icon) sau đó di chuyển ngón tay khắp màn hình. Nếu trong quá trình di chuyển mà icon này bị tuột ra thì chứng tỏ đã có một số chỗ bị liệt trên màn hình cảm ứng.
Thử camera: Camera trước, sau, đèn flash, quay video, cảm biến xoay.
Ghi âm: Mở chức năng ghi âm, sau đó thổi vào, nếu kim ghi âm dao động thì chứng tỏ chức năng ghi âm vẫn còn tốt.

Thử nghiệm cảm quang: Một vấn đề với iPhone là cảm quang, bạn có thể kiểm tra xem cảm quang còn tốt hay không bằng cách thực hiện một cuộc gọi, sau đó đưa tay vào vùng cảm quang. Nếu màn hình tắt chứng tỏ cảm quang vẫn còn tốt tương tự như khi bạn đưa lên tai để nghe điện.
Các vấn đề khác: Cần lưu ý máy iPhone cũ dễ bị bụi bám, nút Home và nút Power (nguồn điện) của iPhone thường bị liệt và không được nhạy. Nên bạn thử nhấn vài lần để xem độ nhạy của nút. Bạn cũng nên thử độ nhạy của wifi, thử đứng cách điểm phát wifi khoảng 3,4m xem máy bắt sóng có nhạy không?

Kiểm tra Serial number: Đối với các sản phẩm của Apple thì dãy ký tự Serial Number mới là quan trọng nhất khi bạn muốn kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Dãy ký tự này không những có thể cung cấp chính xác cho biết những thông tin cần thiết về cấu hình của máy, màu sắc, thời hạn bảo hành,... mà còn có thể cung cấp thông tin khá đầy đủ về nơi sản xuất, thời gian sản xuất và thậm chí là số thứ tự sản xuất của sản phẩm trong tuần. Nếu có điều kiện, bạn có thể lấy số serial number của sản phẩm bằng cách truy cập vào biểu tượng Settings > General > About và kiểm tra thông tin của máy tại website:
Ý nghĩ các phiên bản iPhone
-Trên đây chúng ta đã kiểm tra được các bước cơ bản khi mua iPhone cũ, bên cạnh các vấn đề trên, nhiều bạn cũng thắc mắc các phiển bản: ZA, ZP, LL, J, TH,….có nghĩ gì, chúng khác gì nhau,…?
+Mã ZA phân phối tại Singapore
+Mã ZP phân phối tại Hong Kong
+Mã CA phân phối tại Canada
+Mã XA phân phối tại Úc
+Mã LL phân phối tại Mỹ
+Mã J phân phối tại Nhật.
*Lưu ý*: Tất cả các hàng mang mã khác nhau chỉ thể hiện nơi phân phối khác nhau, không phải nơi sản xuất của hàng hóa. Nơi sản xuất đều xuất phát từ nhà máy Foxconn Trung Quốc, vì vậy chất lượng sản phẩm là như nhau, không có sự khác biệt.
Sau đây là cách bạn có thể kiểm tra nơi phân phối sản phẩm của mình:
Bạn vào phần Settings > General > About > Model
Về mặt chất lượng, không có sự khác biệt về mặt chất lượng giữa các sản phẩm KH & ZA, ZP, XA,…

Quan trọng hơn cả khi mua iPhone cũ là chính sách bảo hành, đổi trả sản phẩm. Nó thể hiện được cam kết của cửa hàng đối với chất lượng sản phẩm bán ra.

Cách chăm sóc chó cưng


Bạn muốn chăm sóc chó cưng thật khoẻ mạnh, không phải bạn cứ ra cửa hang chọn một em nhanh nhẹn về và cho ăn thật nhiều, tắm sạch sẽ là được. Vậy phải làm thế nào?

1. Dinh dưỡng cho chó cưng:

- Khẩu phần ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng,năng lượng: Protein,béo,tinh bột,khoáng chất và vitamine từ các thức ăn tự nhiên.Không nên lạm dụng thuốc,hoặc thức ăn tổng hợp. Lưu ý không cho ăn quá nhiều sữa, cá tanh, mỡ.Đặc biệt không cho ăn phổi, gan bò lợn vì bẩn, gan có chứa nhiều độc chất dễ gây ung thư. Tốt nhất hãy cho cún ăn ruốc thịt hoặc cháo thịt không mỡ.

- Cho ăn khoảng 3-4 bữa ngày,chỉ cho ăn gần no thì dừng. Không để sẵn đồ ăn chó lúc nào thích ăn thì ăn.Nước uống sạch, luôn đầy đủ. Không bao giờ cho chó ăn quá no. Dụng cụ cho ăn :bát,đĩa… phải luôn rửa sạch sẽ,khô ráo và phải đảm bảo xối nước sạch hết độ kiềm sút (bazơ) của xà-phòng.

- Khi thấy chó cưng có những biểu hiện khác thường: nôn, bỏ ăn, buồn dầu, tiêu chảy, nghi ốm, phải ngừng cho ăn, mời bác sỹ thú y khám và tư vấn, chăm sóc cho chó. Cho ăn cưỡng bức lúc này là cực kỳ nguy hiểm đối với chó.

- Không cho ăn thức ăn ôi thiu,thức ăn thừa của mèo, cám lợn,hoặc nước rác, và động vật khác. Những mùi”dễ sợ” với người thường”dễ chịu” với chó.Bạn hãy cẩn thận đấy!

- Chó con rất thích gặm,mài răng,rất hay cắn nát giày dép,đệm mút sa-lông không những hỏng đồ mà còn ăn nuốt gây độc và viêm tắc đường tiêu hóa.Bạn nên để chó tránh xa các thứ này.Hãy tìm mua trên thị trường những”cục xương giả”"đồ chơi” giành riêng cho chó,được các chuyên gia nghiên cứu và sản xuất.




2. Chăm sóc sức khoẻ cho chó cưng, phòng trừ dịch bệnh:

- Tiêm phòng dịch: Sau khi mua khoảng 1 tuần bạn nên đem cún đến nhà bác sỹ thú y của bạn kiểm tra lại toàn bộ và tư vấn về quy trình tiêm phòng dịch riêng cho chó cưng của bạn. Nếu cún nhà bạn chưa được tiêm phòng thì bạn nên tiêm vacxin phòng 5 hoặc 7 bệnh truyển nhiễm như bệnh: Care, pavo, lepto, parainfluenza, dại…Mọi lần tiêm phải có dán nhãn thuốc và ghi ngày tiêm và ký tên người tiêm trong “sổ sức khoẻ” của chó cưng.

- Tẩy giun sán: Ít nhất 2 lần khi chó được 4 tháng tuổi trị các loại giun: đũa, giun móc… Nên cho uống thuốc phòng bệnh “giun tim”từ 4 tháng tuổi.
Bạn có thể tìm cho mình một chú chó tại đây nhé: http://www.chotot.vn/toàn_quốc/vật_nuôi/chó_phú_quốc--cần_bán

Chúc các bạn chăm sóc chó cưng của mình khỏe mạnh và thông minh.

Các thủ tục mua căn hộ chung cư

Các thủ tục mua căn hộ chung cư - Bạn đang muốn mua căn hộ chung cư, hiện có rất nhiều công ty đang rao bán nhưng không biết thủ tục mua căn hộ chung cư như thế nào? Giấy tờ và điều kiện mua là gì? Dưới đây là bài viết tư vấn của luật sư Nguyễn Tuấn Anh, văn phòng luật sư thành phố Hồ Chí Minh:

Theo Điều 90 Luật Nhà ở có quy định các loại giấy tờ, thủ tục bạn cần xem xét khi mua bán căn hộ chung cư là:

1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật.

2. Không có tranh chấp về quyền sở hữu.

3. Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Ngoài ra, còn có tờ khai lệ phí trước bạ tên người trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phù hợp với Hộ khẩu và CMND.

Tất cả các loại giấy tờ có liên quan kể trên kèm Hộ khẩu, giấy CMND của người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng mang đến Phòng công chứng để làm Hợp đồng chuyển nhượng, đến Phòng thuế trước bạ để làm nghĩa vụ thuế và đến Phòng Tài nguyên- Môi trường để thay đổi chủ sở hữu.

Về tố tụng: theo luật, sẽ có ít nhất 2 phiên hòa giải tại tòa án. Người khởi kiện cần phải tỉnh táo trước những lời hứa hẹn của chủ đầu tư về việc sẽ tiếp tục thi công, hoàn tiền… mà rút đơn khởi kiện, vì đã có nhiều trường hợp hòa giải thành, chủ đầu tư cam kết thực hiện nghĩa vụ của mình, nhưng sau đó là “lời hứa gió bay”. Khi đó, lại mất thời gian theo kiện lại từ đầu.

Một điểm khá thú vị từ thực tiễn tố tụng là tòa án rất hay “thông cảm” cho những khó khăn của chủ đầu tư và thường thuyết phục khách hàng “thông cảm” với khó khăn của chủ đầu tư mà rút đơn kiện hoặc chấp nhận hòa giải thành.


Khi thắng kiện ở cấp sơ thẩm, nhiều chủ đầu tư có thể kháng cáo (để kéo dài thời gian). Trường hợp bản án có hiệu lực, nếu chủ đầu tư không tự giác thi hành án, người mua nhà phải liên hệ với cơ quan thi hành án địa phương để bảo đảm thi hành án và trả phí thi hành án.

Sau cùng, nếu như người mua ngại khó cho những thủ tục tố tụng nói trên, họ cần liên hệ với các tổ chức tư vấn chuyên sâu về luật (văn phòng luật/công ty luật/trung tâm hỗ trợ và trợ giúp pháp lý) hoặc những người có nhiều kinh nghiệm để giúp họ những vấn đề này.

Nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán căn hộ chung cư (Thông tư số 01/2009/TT-BXD)

* Về phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng: phải nêu đầy đủ phần diện tích thuộc sở hữu riêng của người mua, phần diện tích thuộc sở hữu chung của nhà chung cư (trong đó nêu cụ thể các phần sở hữu chung trong nhà chung cư quy định tại khoản 3 Điều 70 của Luật Nhà ở như hành lang, lối đi chung, cầu thang, thang máy, nơi để xe và các phần khác thuộc sở hữu chung). Trong trường hợp nhà chung cư có những công trình, diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư hoặc của chủ sở hữu khác thì phải nêu rõ (ví dụ như bể bơi, sân tennis, siêu thị, nơi để xe phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc các phần diện tích khác).

* Về Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư: Khi ký kết hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư, chủ đầu tư phải đính kèm theo Bản nội quy quản lý sử dụng nhà chung cư đó (Bản nội quy này là một phần không thể tách rời của hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư). Bản nội quy phải đảm bảo các nội dung chính đã quy định tại Điều 9 Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BXD ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

* Về diện tích căn hộ nhà chung cư: phải ghi rõ diện tích sàn căn hộ và cách tính diện tích căn hộ đó theo quy định tại Điều 2 của Thông tư này.

* Về kinh phí bảo trì, vận hành nhà chung cư: phải ghi rõ giá bán căn hộ nhà chung cư đã bao gồm cả kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư (2% tiền bán căn hộ); phải nêu rõ dự kiến về mức phí phải đóng góp dùng cho công tác quản lý vận hành nhà chung cư, nguyên tắc điều chỉnh mức phí đóng góp. Mức đóng góp kinh phí không vuợt quá mức giá (giá trần) do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà chung cư đó ban hành.
Nhiều căn hộ với mức giá hướng đến từng đối tượng khách hàng cho bạn lựa chọn: http://www.chotot.vn/toàn_quốc/căn_hộ_chung_cư

Nên chọn mua Tivi Led của hãng nào?

Lang thang trên mạng có lượm lặt được một số tư vấn khi cần mua tivi LED, các bạn có nhu cầu nên đọc nhé. Câu hỏi của bạn Lâm Dũng: Tôi đang muốn mua 1 Tivi LED, tìm hiểu sơ qua thì em có thấy phổ biến là SamSung, LG , SONY… Samsung thì kiểu dáng đẹp, còn chất lượng hơn thì LG, SONY. SONY thì giá hơi cao hơn, với LED viền hoặc LED nền... Tôi đang phân vân không biết nên chọn mua Tivi Led của hãng nào cho phù hợp, nhà tôi mới xây, phòng khách rộng 5m, giá cả thì không quá đắt, nếu chất lượng tốt mà giá cao một chút thì cũng chấp nhận được. 

Dưới đây là câu trả lời của anh Vũ Lê, chuyên gia tư vấn tiêu dùng trong lĩnh vực công nghệ:

Trước khi đến cửa hàng, bạn cần cân nhắc sẽ dùng chiếc tivi sắp mua cho phòng khách hay trong phòng ngủ để chọn kích cỡ thích hợp, thời gian sử dụng ước lượng trong bao lâu và mức chi phí mua dự kiến.Chất lượng hình ảnh full HD - tiêu chí hàng đầu

Hình ảnh vẫn là yếu tố đầu tiên cần lưu ý khi chọn TV LED. TV có độ phân giải càng cao sẽ càng có hình ảnh mịn màng, ấn tượng hơn. Theo David Carnoy (chuyên viên trang công nghệ CNET) cách đây vài năm, người dùng có thể chấp nhận TV chuẩn HD ready nhưng nhu cầu hiện tại đòi hỏi chuẩn Full HD 1080p để có hình ảnh sắc nét dù đứng ở khoảng cách gần. Chuẩn Full HD cải tiến hơn hẳn về chất lượng hình ảnh so với HD ready. Sự khác biệt này rõ nhất khi xem phim từ đầu phát HD, Blu-ray, dùng TV để lướt web hay chơi game… Điển hình nhất là TV LED của Samsung, chuẩn full HD vẫn được trang bị hẳn ở các dòng phổ thông.


Theo tôi nên khuyến cáo toàn bộ người tiêu dùng không nên mua tivi ở bất cứ một cửa hàng nào trừ những đại lý chính hãng, bởi khi mua ở các cửa hàng thì khách hàng khó tiến hành việc đổi tivi mới khi bị hư hỏng nếu không muốn phải mang đi sửa và thậm chí phải mua cái mới.

Và “Nên chọn tivi hãng nào tốt? là một câu hỏi mà nhiều người tiêu dùng băn khoăn? Các bạn có thể tham khảo trước khi lựa chọn cho gia đình mình hãng tivi ưng ý nhé:

Độ tương phản của một TV đại diện cho khả năng hiển thị chi tiết các vùng màu sắc tương phản nhau của hình ảnh. Cụ thể ở đây là những mảng màu tối, sáng. Thông số này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh


Trên thực tế, màn hình Plasma có độ tương phản tốt hơn so với LED. Điều này có là do màn hình Plasma có thể tự động tắt nguồn sáng ở bất kỳ một điểm nào trên màn hình. Điều này có nghĩa một phần màn hình có thể tối đen trong khi các phần khác vẫn hiển thị được những màu sắc tươi sáng.

Mặc dù không thể so sánh được công nghệ Plasma về độ tương phản nhưng công nghệ LED cũng đang có được những tiến bộ vượt bậc song khi tivi led mà gặp sự cố thì việc Sửa tivi led gặp nhiều rắc rối hơn Plasma.Bởi đây là sản phẩm công nghệ cao, các trung tâm sửa tivi Led còn hạn chế cả về số lượng cũng như tay nghề.

TV Plasma có nhược điểm là thường xảy ra hiện tượng cháy hình “burn-in”. Khi người dùng để TV hiển thị một hình tĩnh trong 30 phút, ảnh này sẽ lưu lại ở dạng vệt mờ trên TV sau đó vài ngày hoặc có khi cả tháng. Hiện tượng này xuất hiện vì phốt-pho ở trong màn hình bị đốt nóng trong khoảng thời gian dài dẫn đến mất khả năng phát sáng, tạo ra vệt mờ. Tuy nhiên, điều nãy đã được khắc phục ở những dòng Plasma mới nên bạn có thể yên tâm.

Góc nhìn trên một TV thể hiện khả năng hiển thị hình ảnh chi tiết ở bất cứ góc nào, Ở đặc điểm này, Plasma dẫn đầu khi hình ảnh không hề biến đổi ở góc nhìn lên đến 180 độ. Với TV LCD, màu sắc và chi tiết vật thể không còn nguyên vẹn khi nhìn lệch. TV LED ra đời sau đã khắc phục một phần nào nhược điểm trên và có góc nhìn cao hơn LCD xong vẫn chỉ dừng ở 170 độ và vẫn không bằng Plasma hay Pana, Sony.

Thiết kế siêu mỏng không phải là một đặc điểm quan trọng để đánh giá HDTV, nhưng nó tạo nên ấn tượng tốt ngay cái nhìn đầu tiên. Ngoài ra, TV mỏng manh sẽ giúp dễ dàng gắn lên tường và trang trí trong phòng.
Các  bạn có thể tham khảo các sản phẩm ở đây http://www.chotot.vn/

Kinh nghiệm khi mua điện thoại Samsung cũ

Quy tắc kiểm tra chung cho tất cả các điện thoại:
Màn hình khởi động

Về mặt nguyên tắc khởi động chuẩn, thông thường các máy khởi động theo trình tự sau. Đối với Nokia, sau khi bật nguồn, màn hình sẽ là một nền đen. Nối tiếp màn hình đen này là màn hình trắng mờ trong vòng 1-2 giây. Tiếp theo sẽ là cột pin bên góc phải phía trên. Tiếp theo, đối với Nokia sẽ là logo Startup, rồi hai bàn tay bắt nhau và nhận mạng. Đối với Samsung thì là màn hình nền đen, rồi đến logo Startup và nhận mạng… Đối với các máy đã chạy lại phần mềm, bạn sẽ nhận thấy từ lúc bật nguồn đến lúc màn hình chuyển từ đen sang trắng phải mất đến 5-6 giây. Tiếp theo mới xuất hiện cột pin, Startup Logo của Nokia…

Số IMEI


Bạn nhấn *#06#, số IMEI sẽ hiện ra (áp dụng cho tất cả các hãng điện thoại). Bạn xem con số thứ 15 (số cuối cùng) trong dãy số IMEI có trùng với trên tem dán sau lưng máy không. Nếu không trùng thì tức là máy “dựng” (từ nhiều nguồn, linh kiện khác nhau). Trong số IMEI, con số thứ 15 này không dùng, nó được tính ra từ 14 con số đầu tiên, nên trên các tem giả có thể con số này không trùng với IMEI của máy. Con số thứ 15 nếu muốn thay cũng rất mất công và có chi phí cao nên hầu hết các thợ “dựng” máy không làm.

Độ sắc nét của ốc vít

Mở vỏ mặt trước của máy ra, bạn sẽ thấy các con ốc vặn trên board bàn phím. Nếu máy còn “nguyên zin” tức là các con ốc này chưa mở, nên các cạnh trong của nó rất sắc và trên mặt kính màn hình không có dấu tay. Các máy lên đời thì các cạnh của ốc không còn sắc nữa mà có dấu vặn ra vặn vào. Nhiều máy còn để lại dấu tay của người thợ trên màn hình trong quá trình lắp ráp thủ công.

Thử loa, sóng

Khi thử gọi đi, gọi đến, bạn nên thử với các mức độ âm lượng to, nhỏ khác nhau, tránh trường hợp có những máy khi nghe trung bình thì được nhưng khi chọn âm lượng tối đa thì ko nghe được hoặc bị rè. Bạn nên thử sử dụng phím chuyển âm lượng nhanh, để xem nút này có bị kẹt, lỗi gì không… Bạn nên gọi thử trong thời gian hơn 1 phút, tránh trường hợp có những máy đàm thoại lâu là mất nguồn, mất song

Riêng đối với điện thoại Samsung cũ thì bạn kiểm tra bằng cách sau:

- Mã kiểm tra IMEI: *#06#

- Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#.

- Mã thử chế độ rung: *#9998*842#.

- Mã kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998 *228#.

- Mã chuyển Menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SE ND.
Các  bạn có thể tham khảo các sản phẩm ở đây http://www.chotot.vn/

Các thủ tục bắt buộc khi mua bán bất động sản

Hiện em đang định mua một nền đất tái định cư, chưa ra sổ của ông A đã bán cho ông B. Giờ em định mua lại của ông B như vậy tư vấn giúp em có an toàn không và em phải buộc bên B giao cho em những giấy tờ gì để đảm bảo mình sẽ không bị mất . Và giữa em và bên B phải làm những thủ tục gì để đảm bảo quyền lợi cho mì

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng: 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

Về Hợp đồng chuyển nhượng

Và Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đât phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 127 Luật Đất đai năm 2003 như sau:) Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất

Như vậy, theo như bạn trình bày thì người bán đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chưa thể ký Hợp đồng chuyển nhượng cho bạn được, việc ký Hợp đồng tay không có giá trị pháp lý do vậy sau này sẽ không có cơ sở để bạn được cấp Giấy chứng nhận dẫn đến rất nhiều rủi ro cho bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn mua lô đất đó thì bạn có thể ký Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người chủ đầu tiên, người có quyết định cấp đất tái định cư, trong Hợp đồng bạn quy định rõ khi bên bán được cấp Giấy chứng nhận thì phải thực hiện ký Hợp đồng chuyển nhượng (có công chứng) cho bạn.

Như vậy, bạn có thể nhận chuyển nhượng hợp pháp cũng như chuyển nhượng nền tái định cư này cho người khác một cách hợp pháp với cách duy nhất là người chủ đầu tiên được Nhà nước cấp nền tái định cư phải hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó chuyển nhượng quyền sử dụng đất này lại cho bạn đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Các  bạn có thể tham khảo các sản phẩm ở đây http://www.chotot.vn/

4 cách chọn đồng hồ chính hãng

Bạn muốn mua đồng hồ chính hiệu nhưng với khoảng giá bao nhiêu? Vì thật ra mỗi khoảng giá, hay mỗi hiệu đồng hồ có những cách nhận biết riêng để có thể phân biệt được hàng thiệt hay dởm.

Lấy ví dụ, nếu là hàng Rolex thì bạn có thể tháo dây đồng hồ (chỗ gắn dây với vỏ đồng hồ), tìm ở đó có 1 hàng số gọi là số serie. Bạn sẽ thấy nếu là hàng chính hãng thì hàng số đó sẽ được khắc rất sắc sảo, độ sâu đều đặn, không có lỗi, đặc biệt là dưới chân hàng số được khắc bóng lên, điều này tôi chưa thấy hàng nhái nào làm được hết. Ngoài ra cũng còn nhiều điểm phân biệt giữa các dòng Rolex, ví dụ 1 số dòng Rolex thì kim ly (giây) được tạo bởi 1 hình trụ bổ dọc.


Trên đây là 4 đặc điểm chung để tìm hiểu đồng hồ chính hãng và hàng nhái:

1. Kiểm tra dấu hiệu khắc, dập: Các chỗ khắc, dập ngoài vỏ phải thật sắc xảo, đồng đều, không bị nhoè. Hàng thiệt thường dập biểu tượng ở núm và khắc hoặc dập biểu tượng ở khóa. Ở dưới đáy đồng hồ thường khắc số, các con số, chữ này phải có độ nông sâu đồng đều và nhìn phải thấy cân đối (dấu hiệu này bạn phải xem thường xuyên mới phát hiện ra được vì hàng nhái cấp 2 cũng làm tương đối giống hàng thật).

2. Kiểm tra dây: Bạn cầm sợi dây đồng hồ lên lắc đi lắc lại, sang trái sang phải, nếu là hàng thật thì sẽ rất chắc chắn, hàng nhái thường lỏng lẻo, có độ dơ (gião). Khi gập 2 mắt dây liền nhau thì tất cả đều có độ mở giống nhau, còn hàng nhái thì thường khác nhau. Khi gập lại thì mặt trong (chỗ bình thường không thấy) của hàng xịn đồng đều với nhau và rất khôn, còn hàng nhái thường bị nhám không đều. Khi cắt dây đồng hồ thì chốt đồng hồ phải được tháo ra dễ dàng nhưng chắc chắn (không cần đập nhiều phát mới ra), khi tháo ra rồi lắp lại thì vẫn như mới. (Điều này hơi khó vì nó liên quan đến cảm giác, nếu bạn có trong tay 1 cái đồng hồ chính hãng giá trên 1.000 USD bạn thử tháo ra lắp lại sẽ thấy cảm giác này. Cái này thường hàng nhái cấp 1 mới làm gần được thôi).

3. Kiểm tra mặt số: Dòng chữ thường được in rất nhỏ dưới số 6 nhìn phải có độ cao bằng nhau, nét in phải sắc xảo, không bị nhoè, dòng chữ phải được bố trí cân xứng với số 6. Mặt đồng hồ phải hoàn hảo, không gợn, nhìn độ men tráng mặt phải đồng đều, có độ dày giống nhau. Các con số in trên đồng hộ cũng phải sắc xảo.

4. Kiểm tra kim đồng hồ: Các kim đồng hồ phải được làm cân đối, khi bạn nhìn kỹ thì đối với những kim nhọn thì độ vát 2 bên phải là 1 tam giác cân, sống gấp khúc giữa kim phải đi từ đỉnh trên xuống dưới. Nói chung kim đồng hồ hàng thiệt là 1 tuyệt tác của sự đối xứng, còn hàng nhái thường có tì vết.

Để bạn có thể "chơi" đồng hộ được, bạn nên mua 1 kính lúp đồng hồ (để xem các chi tiết nhỏ). Và luôn nhớ 1 điều là: Đồng hồ chính hãng không bao giờ có giá rẻ cả.

Nếu bạn có nhiều tiền thì đúng là có thể mua đồng hồ tại đại lý hoặc ở nước ngoài là yên tâm nhất. Tuy nhiên nếu bạn có ít tiền mà muốn chơi hàng xịn thì nên luyện tay nghề thật tốt rồi có thể lùng mua ở các cửa hàng tư nhân vì họ hay có những nguồn đồng hồ được "đá" ở nước ngoài nên thường bán rẻ hơn giá hãng ít nhất là 1/3
Các  bạn có thể tham khảo các sản phẩm ở đây http://www.chotot.vn/

Kỹ thuật nuôi gà tre theo độ tuổi xong 12

Gà tre là một trong những con vật nuôi được nhiều người ưa chuông bởi dáng nhỏ nhắn, bộ lông sặc sỡ. Chính vì vậy, gà tre đã có mặt trong danh sách những con vật nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, để nuôi và chăm sóc gà tre là điều không đơn giản. Dưới đây là những kỹ thuật chăm sóc gà tre theo từng độ tuổi:

1. Giai đoạn từ mới nở cho đến 1 tháng tuổi

Đây là giai đoạn hết sức quan trọng cho sự phát triển của những chú gà trong tương lai cho nên chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản theo các tài liệu khoa học của Viện chăn nuôi, Khuyến nông …về hướng dẫn “nuôi gà con”. Tuy nhiên, ở giai đoạn từ 1 đến 30 ngày tuổi ta cần đặc biệt chú ý các yếu tố sau:



Không nôn nóng cho gà xuống ổ trước 24h sau khi nở. Khi xuống ổ, việc đầu tiên phải cho gà uống nước sạch (có thể pha thuốc úm gà con) sau đó mới cho ăn (ăn sạch) – không nên cho nhiều nhằm mục đích phòng tránh các trường hợp những con gà chưa hấp thụ hết dinh dưỡng của phôi mà đã nạp thêm năng lượng qua đường tiêu hóa sẽ dễ bị tiêu chảy. Nếu ấp máy thì sau khi nở 24h mới cho ăn.

Đảm bảo nhiệt độ cũng như ẩm độ ở khu vực nuôi úm gà con. Tuyệt đối tránh mưa tạt, gió lùa để gà không bị tiêu chảy và viêm phổi. Vấn đề này tác động rất mạnh đến sự phát triển của gà con và giảm nhẹ công sức trong quá trình chăm sóc rất nhiều.


2. Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến 2 tháng tuổi

Từ 1 tháng tuổi trở lên, gà con có thể tự điều chỉnh thân nhiệt cho phù hợp với môi trường sống nên ta có thể cho gà tiếp xúc với môi trường rộng lớn hơn (xuống đất, tắm đất, tắm nắng, tìm thức ăn …) nhưng trước đó phải có giai đoạn chuyển tiếp để làm quen với môi trường mới nếu không gà con rất dễ nhiễm bệnh.

Giai đoạn này là giai đoạn mặc áo (gà sẽ mọc đủ lông để che ấm cơ thể). Khi chăm sóc tốt cùng với môi trường thuận lợi gà con sẽ nở mình, bung lông rất dễ thương, cầm trong tay ta có cảm giác như một cục bông gòn.

Giai đoạn này tuy gà vẫn cần dinh dưỡng cao nhưng các chất xơ, vitamin, khoán … cũng hết sức quan trọng cần được bổ sung để gà phát triển toàn diện. Tránh trường hợp chỉ dùng cám tổng hợp dành cho gà con (đạm cao) vì như thế gà sẽ bị vẹo lườn, béo phì, đi 2 hàng và tác hại xấu đến việc sinh sản của gà mái về sau (đẻ sớm, không đều, trứng nhỏ, vỏ mỏng và khó đậu cồ)

3. Giai đoạn gà từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi

Đây là giai đoạn thay áo (bỏ lông gà con để thành trai tơ). Gà sẽ trổ mã, trổ hình, tập gáy và phát triển mạnh về giới tính, bộ lông sẽ phát triển liên tục để trở thành “trai tơ sát gái”. Vì thế gà sẽ ăn mạnh, căng diều và tạp ăn vì nó cần rất nhiều dưỡng chất để cơ thể phát triển toàn diện, nhất là khung hình và bộ lông.

Những con thủ lĩnh, đầu đàn bao giờ cũng lớn hơn và có bộ lông đẹp hơn các con khác vì nó sẽ ăn nhiều hơn. Ở giai đoạn này nếu gà bị suy thì gần như chúng ta mất đi khả năng có 1 con gà đẹp. Cho nên, cần lưu ý:

- Làm sao cho chúng được ăn đầy đủ như nhau và thân thiện với người.

- Nguồn thức ăn phải đảm bảo dưỡng chất để gà phát triển. (Ngoài cám, lúa, người nuôi thường bổ sung vào khẩu phần của gà: sâu, dế, thịt bò, cá, rau, cỏ, cà chua …).

- Tách nuôi riêng từng con khi cần thiết để gà được nở mình, đâm lông đầy đủ.

- Định kỳ, gà phải được tắm nắng, tắm nước để đảm bảo bộ lông luôn bóng mượt. Nguồn thức ăn và cách thức chăm sóc được duy trì xuyên suốt trong quá trình nuôi gà. Cho nên, công sức và chi phí bỏ ra để chăm sóc một con gà rất tốn kém. Vì vậy, nếu ai nghĩ rằng cứ nhốt con gà trong lồng cho một hũ nước một giùa thức ăn, hết thì châm thêm là đủ thì chắc chắn người đó sẽ chẳng bao giờ có được con gà đẹp để chơi dù nó có thuộc “bổn bang”.

4. Giai đoạn gà từ 5 đến 8 tháng tuổi

Đạt được 5 tháng tuổi, con gà cũng đã tương đối có hình để chúng ta dự đoán tương lai. Nhưng lúc này nó lại thường kém ăn do “mê gái” nhưng khung xương và lông hình nó vẫn còn đang trong quá trình phát triển nên dễ bị chai sượn và đứng lông khi bị nhiễm bệnh hoặc cho theo mái sớm. Vì thế cần chăm sóc kỹ hơn. Có thể phải đút ép nó ăn. Nếu buộc phải cho đạp mái thì mỗi ngày chỉ nên cho đạp một lần và chỉ khi gà đạt được chừng 7 tháng tuổi. Vì sớm hơn thì gà dễ bị suy và tỉ lệ đậu cồ rất thấp.

Đến tháng thứ 8, con gà đã định hình (khung xương, lông hình) và đích thực trưởng thành. Lúc này nó rất sung mãn, căng mình, gần như không thấy nó ăn và khi mình đến gần nó đảo chuồng liên tục.

Cần phải duy trì tốt chế độ ăn uống và phương thức chăm sóc để gà phát triển toàn diện tất cả những phẩm chất tốt vốn có của nó.

4. Giai đoạn từ sau 8 tháng tuổi đến 1 năm


Từ tháng thứ 8 (có thể là tháng thứ 7), gà bắt đầu thay lông chuyền, đâm thêm lông bờm, mã để hoàn thiện bộ lông và nở ngang theo đúng như huyết thống của nó đã mang để bước sang gà mùa. Lúc này ta có thể xác định được bổn gà của mình đã được như ý chưa!

Thực hiện nghiêm vấn đề phòng bệnh sẽ góp phần giúp ta có con gà đẹp. Một con gà từ nhỏ đến trưởng thành mà không hề đau bệnh sẽ đẹp hơn con gà từng đau bệnh (chung một bổn).
Các  bạn có thể tham khảo các sản phẩm ở đây http://www.chotot.vn/