Kinh nghiệm khi đi mua nhà

Để đảm bảo bạn mua nhà được an toàn và chọn lựa được ngôi nhà vừa ý nhất, bạn cần tham khảo những kinh nghiệm sau:


Dù mua nhà phố hay nhà trong hẻm, theo kinh nghiệm mua nhà của tôi bạn cần hỏi những thông tin sau:

Kinh nghiệm khi đi mua nhà



Giấy tờ


Giấy tờ có hợp lệ không? Bạn nên xin chủ nhà cho xe các loại giấy tờ bao gồm sổ đỏ, sổ hồng, giấy phép xây dựng …

Ngoài việc hỏi giấy tờ nhà hợp lệ hay không, đã có sổ hồng hay chưa? Nếu vẫn là hợp đồng thì chủ đầu tư có tạo điều kiện để sang tên hay không? Bạn cần hỏi thêm hành lang hoặc ban công nào thuộc sở hữu chung, phần nào sở hữu riêng. Chủ nhà cần ghi rõ những điều này trong hợp đồng mua bán. Có chỗ để xe hay không? Hãy hỏi chủ nhà xem khu vực nhà xe có quy định mỗi hộ có bao nhiêu chỗ để xe ( ôtô và xe máy). Nếu chỗ để xe có thu phí, mức phí là bao nhiêu tiền/tháng?




Tiền thuế


Hiện nay, một số chủ đầu tư yêu cầu người mua phải nộp 100% tiền thuế sử dụng, tiền thuế đất mới được cấp giấy chủ quyền. Vì thế, khi mua nhà trong dự án, bạn cần hỏi mình phải đóng toàn bộ chi phí dịch vụ thủ tục, tiền thuế, tiền thuê đất không? Đây là cách để xác định quyền lợi của mình đến đâu. Nếu không thống nhất ngay từ đầu, chẳng khác nào bạn phải mua nhà, đất thêm một lần nữa.


Tiến độ dự án


Dự án đã duyệt chi tiết đến mức nào? Khi mua đất dự án, nhiều người thường quan tâm đến một số vấn đề cốt lõi có kiên quan đến pháp lý, ít khi để ý đến việc dự án đã được duyệt chi tiết đến đâu?

Do vậy, người mua không lường trước được việc thay đổi quy hoạch, quy hoạch mới, quy hoạch lại, gây ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án.



Chế độ duy trì, bảo dưỡng


Chế độ duy trì, bảo dưỡng tòa nhà như thế nào? Bao lâu bảo dưỡng một lần? Chi phí bao nhiêu, đóng theo quy hay năm? Mức thu các loại phí sinh hoạt như phí bảo vệ an ninh, phí dành cho thang máy (nếu có) .. Mức phí cụ thể là bao nhiêu một tháng? Nhiều người mua nhà chung cư nhưng không lưu tâm đến các loại phí, đến khi dọn đến ở, họ mới ngán ngẩm các mức phí phát sinh quá nhiều.


Điện nước, các công trình phụ


Điện nước, các công trình phụ khác ra sao? Bạn nên hỏi thăm những người đang sống trong chung cư về tình hình nước, điện có ổn định không? Tổ trưởng hoặc văn phòng quản lý chung cư ở đâu? Trước khi mua nhà, bạn nên gặp họ để hỏi thăm ván đề an ninh như thế nào, có hay mất trộm không?

Một số chung cư có cổng ra vào nên có quy định về thời gian đóng cửa, bạn nên hỏi chung cư mình sắp mua có quy định trên không để biết mình có thể thích nghi với những quy định sinh hoạt chung của nơi này. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm hệ thống phòng cháy chữa cháy, của thoát hiểm … Hi vọng, với một ít Kinh nghiệm mua nhà như trên sẽ giúp bạn mua được ngôi nhà ưng ý và an toàn nhất


Một số rắc rối cần xử lý gấp


Khi chủ đầu tư giao nhà nhưng khách hàng đối chiếu hợp đồng liệt kê chi tiết các thiết kế thi công phát hiện không đứng với hiện trạng nhà thực nhận, trường hợp đó phải xử lý thế nào? Tốt nhất, bạn nên yêu cầu phía chủ đầu tư có một hợp đồng phụ, trong đó liệt kê chi tiết thiết kế, thi công và chủ đầu tư cam kết bồi thường khi xảy ra thay đổi.

Trước khi nộp tiền đặt cọc, người mua căn hộ cần đọc kỹ và hiểu rõ toàn bộ các điều khoản chi tiết trong hợp đồng để tránh trường hợp khiếu kiện hay tranh chấp sau này.

Người mua cũng cần lưu ý tiền đặt cọc mua bán căn hộ chỉ có ý nghĩa như một sự cam kết hứa bán của chủ đầu tư. Chỉ đến khi hai bên ký kết hợp đồng mua bán căn hộ sau khi xây dựng xong toàn nhà, lúc này tính pháp lý mới được công nhận.
Các bạn có thể tham khảo  thêm thông mua bán các sp  tại :http://www.chotot.vn/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét