Những điều cần lưu ý khi mua bán điện thoại cũ

Dưới đây là 8 điều cần lưu ý sẽ giúp bạn chọn mua được một chiếc điện thoại cũ ưng ý:

1. Số IMEI:
Hãy kiểm tra thật kỹ số IMEI nếu bạn quyết định chọn mua điện thoại cũ. Kiểm tra số IMEI bằng cách nhấn #*06#, số IMEI sẽ hiện ra (áp dụng cho tất cả các hãng điện thoại). IMEI là viết tắt của International Mobile Equipment Identity (Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động) IMEI là một dãy mã số bao gồm 15 chữ số, được sử dụng để mạng di động nhận diện điện thoại cá nhân.Xác định xem con số thứ 15 (số cuối cùng) trong dãy số IMEI có trùng với trên tem dán sau lưng máy không. Nếu không trùng thì tức là máy “dựng” (từ nhiều nguồn, linh kiện khác nhau). Con số thứ 15 trong dãy số IMEI này là không thể làm giả được, nó được tính ra từ 14 con số đầu tiên, nên trên các tem giả có thể con số này không trùng với IMEI của máy. Con số thứ 15 nếu muốn thay cũng rất mất công và có chi phí cao nên hầu hết các thợ “dựng” máy không làm.

2. Chất lượng vỏ và bàn phím:

Vỏ và bàn phím sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái khi sử dụng sau này, đây là yếu tố quan trọng thứ 2 bạn cần kiểm tra khi mua điện thoại cũ. Nên tránh mua những chiếc máy đã bị thay vỏ và bàn phím “lô” bởi chất lượng của những phụ kiện này hiện khá tệ, dễ gây tình trạng vỏ bị ọp ẹp hoặc kẹt phím.

Xác định vỏ máy đã bị thay chưa bằng cách cho điện thoại vào chỗ tối rồi bật đèn màn hình. Ánh sáng từ đèn màn hình và bàn phím thoát nhẹ qua lớp vỏ của máy thì đó là loại vỏ “lô” có chất lượng kém.

3. Kiểm tra màn hình:

Yếu tố thứ 3 bạn phải kiểm tra khi mua điện thoại cũ là màn hình.

Cách kiểm tra dễ nhất là vào Menu điều chỉnh độ sang tối của màn hình. Màn hình còn tốt sẽ không gặp tình trạng tối đen khi giảm mức sáng tối đa, hoặc sáng trắng khi bạn tăng mức sáng.

Một tình trạng khá phổ biến là màn hình xuất hiện các đốm sáng khi để màn hình trên nền trắng. Theo kinh nghiệm của các thợ sửa chữa, những chiếc điện thoại bị tình trạng này đa phần thường là do đã bị vô nước hoặc 1 lực cấn khá mạnh.

Cần kiểm tra xem điện thoại có bị lớp bụi bám trên màn hình hay không.Những chiếc điện thoại chưa từng bị tháo vỏ mặt trước sẽ hiếm gặp tình trạng bụi bám trong màn hình. Do khi sản xuất, mỗi chiếc điện thoại đều đượcquét một lớp keo mỏng trong suốt khắp các viền tiếp xúc của vỏ để hạn chế bụi có thể bay vào thiết bị. Một khi đã bị tháo lớp vỏ trước, lớp keo mỏng này mất đi khiến màn hình của máy dễ dàng bị bụi bám hơn.

4. Kiểm tra pin:

Bạn cần kiểm tra xem đó có phải là pin chính hãng hay đã được thay bằng pin lô có chất lượng kém và chất lượng của pin khi chọn mua điện thoại cũ.

Đối với pin của Nokia, việc nhận biết khá đơn giản bằng cách nhìn vào biểu tượng ba chiều trên tem dưới nhiều góc độ.

Đối với loại pin khác, xác định bằng cách nhìn vào các tiếp xúc đồng phía trên đầu của pin. Nếu bề mặt các tiếp xúc này có độ sáng hơi mờ chứ không sáng bóng thì đó là pin chính hãng.Sau khi kiểm tra có phải pin chính hãng hay không, bạn đặt cục pin lên một mặt phẳng xem pin có bị cong hoặc phù hay không. Những cục pin bị phù có thể do nhiều lý do, nhưng phổ biến nhất vẫn là do đã qua sử dụng quá lâu hoặc bị tiếp xúc với nước.

5. Thử loa, sóng

Khi thử gọi đi, gọi đến, bạn nên thử với các mức độ âm lượng to, nhỏ khác nhau, tránh trường hợp có những máy khi nghe trung bình thì được nhưng khi chọn âm lượng tối đa thì ko nghe được hoặc bị rè. Bạn nên thử sử dụng phím chuyển âm lượng nhanh, để xem nút này có bị kẹt, lỗi gì không… Bạn nên gọi thử trong thời gian hơn 1 phút, tránh trường hợp có những máy đàm thoại lâu là mất nguồn, mất sóng…

6. Độ sắc nét của ốc vít

Mở vỏ mặt trước của máy ra, bạn sẽ thấy các con ốc vặn trên board bàn phím. Nếu máy còn “nguyên zin” tức là các con ốc này chưa mở, nên các cạnh trong của nó rất sắc và trên mặt kính màn hình không có dấu tay. Các máy lên đời thì các cạnh của ốc không còn sắc nữa mà có dấu vặn ra vặn vào. Nhiều máy còn để lại dấu tay của người thợ trên màn hình trong quá trình lắp ráp thủ công.
 Những điều cần lưu ý khi mua bán điện thoại cũ


Tiếp đó, bạn nên kiểm tra các loại tem dán trên thân máy xem có bị dán đè tem khác lên hay không.Đồng thời cần lưu ý rằng các nhà phân phối thường chỉ dán một chiếc tem nhỏ lên ốc hoặc thân máy.Vì thế cần thận trọng với những chiếc điện thoại được dán tem kín bốn góc, bởi cách này thường được sử dụng để tránh trường hợp người mua có thể kiểm tra ốc vít.

Đối với những bạn dự định mua các dòng máy BlackBerry, cách tốt nhất và an toàn nhất là đề nghị người bán bung máy ngay trước mặt để chắc rằng máy có mainboard chưa qua sửa chữa hoặc không bị khoan lỗ. Do loại điện thoại này được bán ở Việt Nam với chất lượng khá lộn xộn nên bạn cần chọn một cửa hàng có uy tín. Mặt khác, đừng quá quan trọng chuyện máy có bung hay chưa, mà nên lưu ý đến chất lượng của mainboard bên trong thì hơn.

7. Kiểm tra chức năng

Khi mua máy cũ, cần để ý các chức năng có sẵn của điện thoại cho dù có thể bạn sẽ chẳng sử dụng đến nó bao giờ. Những hư hỏng thường gặp nhất là: không thể kết nối Bluetooth, camera sai màu hoặc không thể chụp, mất chức năng GPS, không thể kết nối với máy tính,…Những chức năng này có thể đôi khi không cần thiết đối với vài người nhưng nó cũng thông báo cho bạn phần nào tình trạng của chiếc điện thoại bạn định mua.

Mặt khác, nhiều người thường quên kiểm tra các kết nối cơ bản của máy như ngõ cắm sạc, tai nghe, cáp kết nối,… Đã có khá nhiều trường hợp máy mua vể rồi mới biết thiết bị không thể sạc hay sử dụng tai nghe được.

8. Thời gian bảo hành máy

Thông thường, bạn nên yêu cầu cửa hàng bảo hành máy cho mình trong vòng 1 tháng.Thời hạn này vừa đủ để xác định được chất lượng tương đối của một chiếc điện thoại cũ.

Xem thêm  thông tin mua bán ở đây http://www.chotot.vn/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét